Răng trám bị nhức phải làm sao?
Trám răng cũng là phương pháp tốt để bảo vệ sức khỏe răng miệng và phục hình thẩm mỹ. Nhưng một số bệnh nhân khi trám xong sẽ gặp vấn đề là răng trám bị nhức. Khi gặp phải trường hợp này thì cần làm gì? Nguyên nhân do đâu?
Răng trám xong bị nhức do đâu?
Răng sau khi trám bị đau nhức có thể do một số nguyên nhân sau.
- Răng bị nhạy cảm: 1 chiếc răng vừa được trám có thể sẽ nhạy cảm với nhiệt độ hơn răng khác.
- Vết trám đang bị nứt: Đau nhức răng trám còn có thể do răng bị nứt, sứt hoặc mẻ.
- Bị dị ứng: Một số người còn bị dị ứng với vật liệu trám răng. Đây cũng là nguyên nhân hay ê buốt răng sau khi trám. Vì thế khi trám nên nói rõ với bác sĩ về các vật liệu cơ thể bị dị ứng.
- Thay đổi trong các vết cắn: Đôi lúc sau khi trám thì răng có thể cao hơn 1 chút so với các chiếc răng khác. Điều này sẽ gây đau nhức cho răng mỗi khi ngậm miệng. Nguyên nhân là do các áp lực đè lên khu vực của răng trám.
Răng trám bị nhức ngay sau khi trám
Nguyên nhân có thể là do tác dụng của thuốc tê vừa mới hết. Nhưng, sau khi trám răng tầm 1 – 2 ngày thì hiện tượng này sẽ biến mất.
Bên cạnh đó mới trám răng xong bị nhức hoặc ê buốt là do miếng trám lúc này chưa thực sự ổn. Hoặc chưa thích nghi hoàn toàn với răng. Vì thế khi có các tác động từ môi trường xung quanh. Bao gồm: không khí, gió, thực phẩm quá nóng, lạnh, cay, ngọt… Cũng dễ dàng khiến vị trí của răng mới hàn răng sẽ khó chịu, ê nhức.
Sau khoảng 3 ngày – 4 ngày, khi vết trám đã trở nên cứng cáp hơn. Lúc đó cảm giác đau nhức và ê buốt cũng sẽ tự động biến mất.
Răng trám bị nhức sau 1 thời gian dài
Ở trường hợp răng sau khi trám thời gian dài bị nhức sẽ có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do sâu răng bị tái phát, vật liệu trám răng trật, lệch, viêm tủy,… Để biết chính xác hơn về tình trạng đau nhức của răng trám bạn cần phải đến nha khoa thăm khám.
Một số trường hợp răng trám sau 2 tuần cho đến 1 tháng, thậm chí là đã nhiều năm. Nhưng vẫn xuất hiện tình trạng ê buốt hoặc đau nhức khi nhai. Đây là biểu hiện của tình trạng chất liệu trám răng đã bị mòn đi. Hoặc răng bị kích ứng hay tổn thương nghiêm trọng.
Ngoài ra hiện tượng này có thể còn do ổ sâu ở răng chưa được điều trị dứt điểm. Các vi khuẩn sâu răng vẫn còn tích tụ bên trong các cấu trúc răng. Nên có thể do vậy mà xảy ra tình trạng đau nhức âm ỉ.
Hiện tượng răng trám bị nhức cũng là dấu hiệu cảnh báo rằng vết trám đã gặp 1 số vấn đề. Có thể do miếng trám bị mẻ hoặc vỡ tạo điều kiện cho thực phẩm cũng như vi khuẩn xâm nhập. Nên đã gây nên hiện tượng đau nhức cho răng.
Nguyên nhân răng bị nhức sau khi trám
Đau nhức sau khi trám răng có thể do 1 số nguyên nhân sau đây:
- Bác sĩ thực hiện chưa đủ năng lực chuyên môn dày dặn, trình độ còn non kém. Vì thế khi tiến hành trám có thể đã đặt miếng trám sai vị trí. Hoặc làm cho miếng trám bị đứt nên đã khiến phần mô răng ở trong vốn đã suy yếu nay còn bị lộ ra ngoài. Nên lúc tiếp xúc trực tiếp với thức ăn và môi trường axit ở khoang miệng đã gây ra cảm giác đau nhức.
- Thêm vào đó có thể là do những người bị viêm tủy và sâu răng nặng mà không được chữa trị triệt để.
- Nếu sử dụng các vật liệu trám răng kém chất lượng và nguồn gốc không rõ ràng. Thì có thể khiến bệnh nhân bị kích ứng từ đó gây ra hiện tượng đau nhức.
- Nhiều người chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng cũng sẽ dẫn đến triệu chứng đau, ê buốt sau khi trám răng.
- Nguyên nhân nữa cũng tác động tình trạng đau răng trám là thói quen ăn đồ ăn cứng, quá lạnh hoặc quá nóng.
Cách điều trị răng trám bị nhức
Cách trị răng trám bị đau nhức sau khi trám:
- Dùng đá cục chườm lên khu vực răng bị nhức để có thể giảm cơn đau. Bởi đá lạnh sẽ làm giảm được lượng máu đến vùng răng đang bị ảnh hưởng và tê liệt. Vì vậy sẽ nhanh chóng làm giảm cảm giác đau.
- Sử dụng thuốc giảm đau tốt để giảm tạm thời cơn đau.
- Nếu răng trám bị nhức quá lâu hãy đến các phòng khám nha khoa, để bác sĩ sẽ dựa vào từng tình trạng cụ thể để chọn phương pháp phù hợp nhất.
- Nếu do miếng trám ở răng bị hở hoặc chưa được điều trị sạch tủy đang bị viêm. Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để kiểm tra lại tình trạng tuỷ và trám lại răng viêm nhiễm.
- Nếu do vật liệu trám răng kém họ sẽ tiến hành tháo vật liệu cũ và trám bằng vật liệu mới chất lượng hơn.
- Nếu do những bệnh lý như nha chu, sâu răng thì khách hàng sẽ được kiểm tra tổng quát về tình trạng của miếng trám. Sau đó mới điều trị dứt điểm các bệnh lý đó để gây đau nhức.
Các biện pháp phòng ngừa hiện tượng này
Dưới đây là 1 số cách để phòng ngừa tối đa hiện tượng răng trám bị nhức. Hãy cùng xem qua và nắm rõ nhé:
- Khoảng thời gian từ 1 ngày - 2 ngày đầu sau khi trám nên vệ sinh sạch răng miệng bằng nước muối. Nhưng không dùng bàn chải đánh răng, chỉ ăn những loại thực phẩm mềm dễ nhai và nuốt.
- Sau 2 ngày nên chải răng thật nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dùng cho răng nhạy cảm.
- Tuyệt đối không ăn những đồ ăn cay nóng và cứng
- Không ăn kem và uống nước đá lạnh trong vòng 2 tuần.
- Giảm thiểu các đồ ngọt.
- Hạn chế uống những nước ngọt và có gas.
- Không dùng răng để mở các bao bì.
- Bạn cần vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần một ngày kết hợp dùng chỉ nha khoa.
- Không hút thuốc lá, không dùng cafe, trà.
Đó là những nội dung hữu ích liên quan đến vấn đề răng trám bị nhức. Nhưng để không gặp phải các tính trạng này nên đến những uy tín như Nha Khoa Việt Mỹ. Nơi nhiều người đánh giá cao về các dịch vụ răng miệng.
Tin tức khác