Hiện nay, trám răng là một phương pháp phổ biến để phục hồi răng sâu, răng hư hỏng. Tuy nhiên, rất nhiều người băn khoăn và e ngại các vấn đề như "trám răng có đau không?" hay "ê buốt sau trám răng". Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến quá trình trám răng. Hãy cùng theo dõi nhé!
Trám răng là một phương pháp thẩm mỹ đơn giản giúp phục hồi lại chức năng ăn nhai. Cũng như cải thiện tính thẩm mỹ mang lại nụ cười tự tin cho các khách hàng. Vậy trám răng có đau không? Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến quá trình trám răng:
Trám răng có đau không phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tổn thương của răng cần trám. Đối với răng sâu nhẹ, trám răng bị sứt mẻ nhỏ, trám kẽ hở quá trình thực hiện đơn giản, nhanh hơn thì ít đau hơn. Hoặc răng cửa thì thời gian trám răng sẽ ngắn hơn so với răng hàm.
Một số trường hợp răng sâu có phần tổn thương lớn, viêm tủy hoặc tủy đã lấy ra trước đó. Thì quá trình trám răng có thể sẽ gây đau buốt thì thời gian thực hiện lâu hơn. Do phải làm theo bước làm sạch, nạo vết sâu răng mất khoảng từ 30 phút - 40 phút tùy tình trạng răng. Và khi điều trị tủy thì bạn sẽ có cảm giác hơi châm chích.
Vấn đề trám răng có đau không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Một số người có cơ địa nhạy cảm thì chỉ cần tiêm thuốc tê cũng cảm thấy đau. Với cơ địa bình thường thì trám răng không gây ra bất cứ vấn đề đau đớn hay khó chịu.
Bạn không nên quá lo lắng vì cảm giác đau sẽ giảm dần theo thời gian. Sau khoảng 1-2 ngày thì cảm giác ê buốt, đau nhức hay khó chịu sẽ hết hẳn.
Vật liệu sử dụng để trám răng là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng và độ bền của miếng trám. Dùng vật liệu trám đảm bảo chất lượng thì độ bám miệng trám sẽ tốt, hạn chế bung hay lồi lõm hơn so với các răng khác. Không phải làm lại răng trám giảm tình trạng đau nhức.
Hơn nữa, màu sắc sẽ giống với răng và mang lại sự thoải mái cho bạn. Không nên ham giá rẻ dùng vật liệu kém chất lưỡng dễ gây kích ứng, ngứa khoang miệng sau khi trám.
Địa chỉ thực hiện quy trình thực hiện là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc trám răng có đau không. Bởi vì sự đau đớn gây ra trong quá trình trám răng do kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ thực hiện. nếu bạn lựa chọn trám răng ở nha khoa uy tín với cơ sở vật chất tốt cũng như đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Thì chắc chắn sẽ mang lại một quy trình trám răng không đau do thực hiện đúng kỹ thuật.
Đồng thời, có thể hạn chế tình làm đi làm lại nhiều lần gây đau nhức, tổn thương nướu. Do đó, trước khi thực hiện trám răng bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng để lựa chọn địa chỉ nha khoa trám răng uy tín. Đảm bảo tính thẩm mỹ phục hồi cho răng mà còn giảm tình trạng đau sau khi trám răng.
Trước khi tiến hành thực hiện thao tác nạo vét sạch mô răng sâu, loại bỏ vi khuẩn để trám răng. Thì các bác sĩ sẽ chích thuốc gây tê cục bộ nên bạn hoàn toàn yên tâm sẽ không cảm thấy đau. Loại thuốc thường dùng để gây tê trong nha khoa là thuốc Lidocaine.
Thuốc này chỉ gây tê cục bộ tại vùng điều trị, trám răng chứ không phải toàn thân. Do đó, trong quá trình trám răng bạn vẫn tỉnh táo, bạn sẽ không cảm thấy đau vùng trám mà thôi. Lúc chích thuốc gây tê bạn có thể cảm thấy hơi đau nhói một chút nếu cơ địa bạn nhạy cảm.
Trong quá trình trám răng, bạn sẽ được gây tê để giảm đau. Vì vậy, sau khi hết thuốc tê thì bạn sẽ cảm thấy ê buốt nhẹ và đau nhức vùng răng trám. Cảm giác này sẽ giảm dần, bạn có thể ăn nhai sau khoảng 1-2 giờ sau trám. Một số trường hợp khó chịu, đau nhức dữ dội sau khi trám răng. Các bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau, bạn cần sử dụng thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Sau 1 tuần kể từ ngày trám, các triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy khó chịu ở miệng không giảm thì bạn nên đến nha khoa. Để các bác kĩ kiểm tra tình trạng răng trám có cao hơn với các răng khác không? Răng có khít với nhau không?
Hiện nay, nhờ vào sự tiến bộ khoa học kỹ thuật nha khoa và thuốc gây tê. Nên tình trạng ê buốt, khó chịu cũng được giảm thiểu đáng kể. Vì vậy, bạn không cần bận tâm quá nhiều về vấn đề trám răng có đau không hay tình trạng đau buốt sau trám.
Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên có thể giúp bạn bớt lo lắng liệu rằng “trám răng có đau không?”. Và có thêm nhiều kiến thức khi chuẩn bị thực hiện trám răng cho bản thân.