Sâu răng ở trẻ em gây nên những vấn đề gì?

Sâu răng ở trẻ em gây nên những vấn đề gì?

Sâu răng ở trẻ em gây nên những vấn đề gì?

Sâu răng ở trẻ em gây nên những vấn đề gì?

Sâu răng ở trẻ em gây nên những vấn đề gì?
Sâu răng ở trẻ em gây nên những vấn đề gì?

Tin tức

Sâu răng ở trẻ em gây nên những vấn đề gì?

Sâu răng ở trẻ em không còn là vấn đề quá xa lạ với tất cả mọi người. Bởi hiện nay, trong cuộc sống, trẻ bị sâu răng rất nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân và những hậu quả nghiêm trọng của nó. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ về tình trạng sâu răng của trẻ nhỏ. 

1. Sâu răng ở trẻ em là gì? Dấu hiệu nhận biết sâu răng

Sâu răng ở trẻ em là một bệnh liên quan đến đường răng miệng ở trẻ. Thông thường, trẻ em sẽ bị sâu răng sữa. Đây là loại răng mọc đầu tiên trong cuộc đời trẻ. Vì vậy, răng khá yếu và dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây tổn thương. 

Trong giai đoạn đầu của bệnh này, trẻ thường không có những biểu hiện cụ thể bên ngoài. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ, bạn sẽ thấy những lỗ nhỏ li ti màu đen. Đồng thời nướu răng có dấu hiệu bị sưng nhẹ. Sau một thời gian dài bị sâu răng, trẻ sẽ có những dấu hiệu cụ thể sau: 

  • Trẻ sẽ cảm thấy đau khi ăn, cắn thức ăn
  • Răng trẻ trở nên nhạy cảm, ê buốt khi ăn các món nóng hoặc lạnh
  • Trẻ luôn cảm thấy đau răng liên tục, cảm giác khó chịu và có thể quấy khóc
  • Hơi thở của trẻ bắt đầu có mùi dù đánh răng, súc miệng sạch sẽ.

2. Nguyên nhân làm trẻ bị sâu răng

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ em. Trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng sâu răng này là: 

  • Vệ sinh răng miệng của trẻ không được đảm bảo: Sau khi ăn, răng không được làm sạch, mảnh vụn thức ăn bám vào các kẽ răng. Từ đó, vi khuẩn cư trú và làm lên men Carbohydrate, tạo ra Axit. Axit sẽ làm tổn thương trực tiếp đến men răng của trẻ. 
  • Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt: Lượng đường trong các đồ ăn ngọt cao cũng là nguyên nhân gây tổn thương men răng. Men răng tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. 
  • Do yếu tố sức khỏe: Một số trẻ có sức khỏe không tốt, thường xuyên phải thở bằng miệng. Vì vậy miệng sẽ có tình trạng khô thường xuyên. Đó cũng là nguyên nhân làm sâu răng. 
  • Thiếu chất Fluoride trong trẻ: Một số trẻ không may thiếu Fluoride, một loại khoáng có trong thực phẩm và nước. Chất này giúp bảo vệ, phục hồi những hư tổn ở răng. Tuy nhiên, nếu thiếu chất này, nguy cơ sâu răng của trẻ sẽ cao hơn người bình thường. 

3. Phải làm gì khi có răng sâu?

Cách để chữa răng sâu cho bé

Khi không may gặp tình trạng sâu răng ở trẻ em, bố mẹ cần bình tĩnh giải quyết. Cách chữa trị của căn bệnh này vô cùng đơn giản. Bạn cần đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Tùy vào tình trạng sâu răng mà sẽ có những cách điều trị phù hợp nhất. Có 2 cách phổ biến mà các nha sĩ thường áp dụng cho các trường hợp sâu răng khác nhau. Đó là nhổ răng sâu và thực hiện trám răng. 

3.1 Nhổ răng sâu

Khi răng sâu của trẻ bị hư hại quá nhiều. Các nha sĩ không thể can thiệp và hỗ trợ phục hồi. Cách tốt nhất lúc này chính là nhổ răng. Việc nhổ răng này sẽ giúp cho vi khuẩn làm tổn thương răng không lây lan. Các răng khác trong hàm được bảo vệ an toàn cao hơn. Nha sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê và nhổ. 

Với một số trẻ, răng sâu thường là răng sữa. Vì vậy việc nhổ vô cùng đơn giản và dễ dàng. Sau một thời gian nhổ răng, răng vĩnh viễn sẽ mọc lại vị trí ấy. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp răng sâu là răng vĩnh viễn. Việc nhổ răng có thể làm mất đi tính thẩm mĩ và tạo nên sự tự ti trong trẻ. Bạn nên cân nhắc đến việc cấy ghép hoặc trồng răng cho con càng sớm càng tốt. 

3.2 Trám răng sâu

Nếu răng của trẻ bị sâu nhưng không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng. Việc trám răng này sẽ giúp bảo vệ những phần còn lại của răng. Đồng thời đảm bảo vi khuẩn không thể tiếp tục xâm nhập và làm hư hại men răng. Đồng thời, lỗ sâu răng cũng được làm sạch bằng amalgam nha khoa hoặc nhựa sứ. Khả năng bị sâu răng lại là vô cùng thấp. 

4. Cách phòng sâu răng ở trẻ em

Sâu răng ở trẻ em mang lại rất nhiều những tổn hại. Vì vậy, ngay từ nhỏ, bạn nên có những biện pháp phòng ngừa sâu răng cho con em. Một số cách phòng tránh sâu răng được các nha sĩ tư vấn như: 

  • Sử dụng vạc hoặc dụng cụ rơ miệng để vệ sinh răng miệng cho các em trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. 
  • Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng Fluoride để đánh răng cho trẻ trong những ngày đầu mọc răng. 
  • Đảm bảo việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. 
  • Hạn chế tối đa việc để trẻ vừa ngủ vừa ngậm bình. 
  • Súc miệng bằng nước muối, nước súc miệng khi trẻ vừa ăn xong. 
  • Bổ sung chất Fluoride thường xuyên cho con. Bạn có thể bổ sung bằng việc cho con uống nước hoặc ăn thực phẩm bổ sung chất này. 
  • Nên cho trẻ uống nước, sữa bằng ly thay vì bú bình. 
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm có đường, nhất là vào ban đêm, 
  • Cho trẻ sử dụng dụng cụ ăn uống riêng, đảm bảo không ăn chung với người khác. Đặc biệt là việc ăn chung với người bị sâu răng. 
  • Khám răng định kỳ cho trẻ. 

Như vậy, bài viết đã cùng bạn tìm hiểu rõ những tác hại của việc sâu răng ở trẻ em. Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng bạn có thể ngăn ngừa và giúp con có hàm răng khỏe. 

 

Tin tức khác

Hỗ trợ trực tuyến
backtop