Răng bị mẻ có trám được không?

Răng bị mẻ có trám được không?

Răng bị mẻ có trám được không?

Răng bị mẻ có trám được không?

Răng bị mẻ có trám được không?
Răng bị mẻ có trám được không?

Tin tức

Răng bị mẻ có trám được không?

“1 nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ” nhưng nét đẹp của nụ cười sẽ phụ thuộc nhiều vào hàm răng. Nhưng nếu chẳng may răng bị mẻ phải làm sao? Răng bị mẻ có trám được không? Hãy đọc qua các nội dung bên dưới để tìm được câu trả lời thỏa đáng nhất nhé.

Những ảnh hưởng mà răng mẻ gây ra

Những chiếc răng sẽ luôn là bộ phận vô cùng quan trọng được để ý và chăm sóc kỹ hàng ngày. Tuy nhiên đôi lúc xui xẻo bạn ăn các đồ ăn quá cứng, nhau nhầm xương,… làm răng bị mẻ. Gây mất tính thẩm mỹ của nụ cười đặc biệt nếu răng cửa mẻ sẽ khiến bạn khó khăn trong việc giao tiếp. Và lâu dần sẽ có thể làm ảnh hưởng đến những mối quan hệ ngoài xã hội.

Không những thế, các bác sĩ còn cho hay răng nếu răng bị mẻ sẽ ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe răng miệng. Dễ gây tổn thương môi vì răng khi mẻ sẽ thường nhọn hơn chiếc răng ban đầu. Ngoài ra các cạnh quang vết mẻ còn trở nên sắt và bén hơn. Nên không thể tránh khỏi các cọ xát gây tổn thương môi.

Thêm vào đó sẽ có thể gây nên tình trạng ê buốt răng. Bởi vì răng mẻ dù ít nhiều cũng đều khiến cho ngà răng sẽ dần bị lộ ra ngoài. Nếu không có những biện pháp khắc phục phù hợp và kịp thời. Thì phần men răng còn lại sẽ dần bị mòn tiếp theo làm lộ hẳn phần ngà răng ra. Nên sẽ gây ra tình trạng răng đau nhức, ê buốt.

Vậy phải làm thế nào để khắc phục răng mẻ? Răng bị mẻ có trám được không?

Răng cửa bị mẻ có trám được không?

Trám răng cửa mẻ

Các nha sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân bị mẻ răng nên khắc phục sớm này. Để không chỉ ngăn ngừa các ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn giúp việc ăn nhai dễ dàng hơn. Vì răng mẻ rất khó để nghiền nát thức ăn. 

Vậy răng bị mẻ có trám được không? Trong trường hợp này thì giải pháp trám răng là 1 lựa chọn nhanh chóng và hiệu quả. Bởi nó sẽ giúp tái tạo lại hình dáng của răng và còn cải thiện khuyết điểm. Trám răng sứt mẻ là 1 kỹ thuật nha khoa khá đơn giản, các nha sĩ sẽ dùng chất liệu trám chỗ mẻ lại. 

Nha sĩ sẽ tư vấn các chất liệu trám răng cho phù hợp với từng tình trạng mẻ và vị trí răng. Các vật liệu dùng để trám răng phổ biến hiện nay gồm:

  • Composite
  • Chất liệu sứ
  • Amalgam
  • Gic,…

Đó là một số lý do trả lời cho câu hỏi răng bị mẻ có trám được không.

Hiện nay việc trám răng mẻ đang được nhiều nha sĩ khuyến cáo bởi những ưu điểm sau:

  • Phục hình thẩm mỹ răng nhanh chóng, mang đến 1 hàm răng đều đẹp và đạt chuẩn.
  • Với công nghệ mới cùng những chất liệu hiện đại thì răng mẻ sau khi trám sẽ rất bền.
  • Trám răng cho răng bị mẻ còn là giải pháp khá an toàn, không lo bị kích ứng. Hoặc gây nên các ảnh hưởng đến nướu răng, lại có thể bảo tồn được răng thật.
  • Thực hiện nhanh, chi phí cũng vừa tầm phù hợp với mọi phân khúc khách hàng.

Quy trình trám răng mẻ được thực hiện ra sao? 

Quy trình trám răng mẻ

Bước 1: Xác định tình trạng mẻ của răng

Nha sĩ sẽ thăm khám nhằm xác định được tình trạng vỡ, mẻ cụ thể của các chiếc răng. Nếu tình trạng bị mẻ hoặc vỡ quá lớn thì họ chỉ định 1 phương pháp khác. Để mang lại những hiệu quả cao nhất cho hàm răng.

Bước 2: Vệ sinh về răng miệng 

Trước khi trám răng bạn sẽ được cạo vôi răng cũng như vệ sinh răng và khoang miệng. Đồng thời điều trị những bệnh như viêm nha nhu nếu có. Đây là bước cũng rất cần thiết, quan trọng và bắt buộc phải thực hiện. Nhằm đảm bảo quá trình điều trị trở nên hiệu quả hơn và tránh tình trạng lây lan bệnh lý về răng miệng.

Bước 3: Trám răng bị mẻ 

Nha sĩ sẽ vệ sinh sạch lại 1 lần nữa sau đó trám lại răng mẻ. Để tăng sự kết dính giữa chất liệu trám với bề mặt răng. Sau đó sẽ bôi keo sinh học lên răng, chiếu đèn nhằm giúp miếng trám gắn kết tốt với răng.  

Bước 4: Hướng dẫn cách để chăm sóc răng

Nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng cho đúng sau khi trám răng mẻ. Bao gồm các lưu ý về vệ sinh răng miệng, ăn uống,…

Trám răng mẻ có bền không?

Sau khi tìm hiểu răng bị mẻ có trám được không. Hãy cùng tìm hiểu độ bền của răng mẻ sau khi trám lại nhé. 

Hiện nay nghệ hiện đại hơn nên miếng trám cũng có độ bền cao. Tuổi thọ của răng sau khi trám trung bình từ 1 - 3 năm. Tuỳ vào cách chăm sóc răng của mỗi người. Sau đó sẽ cần trám mới lại cho răng bị mẻ. Bởi miếng trám răng có thể bị nhiễm màu thực phẩm và ố vàng sau 1 khoảng thời gian. Lúc đó so với màu thật thì miếng trám không đồng nhất sẽ gây mất thẩm mỹ cho răng. 

Cách chăm sóc để tăng độ bền cho răng mẻ đã trám 

Sau khi tìm được câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi răng bị mẻ có trám được không. Bạn cũng nên quan tâm về cách chăm sóc sau khi trám. Để bảo tồn răng mẻ được trám lâu hơn, đẹp hơn nhé.

Nên chú ý đến cách chăm sóc cho răng miệng tại nhà hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Vì sẽ loại bỏ được vi khuẩn, không để chúng xâm nhập và gây viêm nhiễm. Sau đó làm hỏng miếng trám ở răng mẻ. Sử dụng loại bàn chải có lông mềm để đánh răng. Sử dụng thêm chỉ nha khoa cùng các loại nước súc miệng. Bởi những công cụ này sẽ hỗ trợ việc làm sạch khoang miệng trở nên hiệu quả hơn.

Hạn chế dùng các đồ ăn, thức uống nóng hoặc lạnh khi mới vừa trám răng xong. Vì sự thất thường của nhiệt độ sẽ làm lỏng các miếng trám. Còn khiến chúng bị rơi hoặc tuột ra ngoài. Cũng nên hạn chế ăn đồ cứng và dai trong ăn uống hằng ngày. Cũng nên thăm khám thường xuyên ở các nha khoa. Nên khám răng 2 lần/năm để bảo vệ tốt cho sức khỏe răng miệng. Đồng thời kịp phát hiện ra các vấn đề xấu liên quan đến răng được trám cũng như vấn đề răng miệng.

Qua các nội dung được chia sẻ hy vọng bạn đã có được câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi răng bị mẻ có trám được không. Nhưng trám răng để an toàn, bền lâu hơn nên đến những nha khoa uy tín. Bạn có thể tham khảo Nha Khoa Việt Mỹ khi muốn trám răng mẻ. 

Tin tức khác

Hỗ trợ trực tuyến
backtop