Dùng tăm xỉa răng có phải thói quen tốt

Dùng tăm xỉa răng có phải thói quen tốt

Dùng tăm xỉa răng có phải thói quen tốt

Dùng tăm xỉa răng có phải thói quen tốt

Dùng tăm xỉa răng có phải thói quen tốt
Dùng tăm xỉa răng có phải thói quen tốt

Hỏi đáp

Dùng tăm xỉa răng có phải thói quen tốt

Xỉa răng là thói quen không tốt

Răng của ta vốn sắp hàng ngay ngắn, kẽ hở giữa các chân răng đều được lợi và chân răng điền đầy. Người có hàm răng chỉnh tề thì giữa các răng sẽ không có khe hở. Một số người thường dùng tăm, cành cây nhỏ hoặc những vật khác để xỉa răng, khiến cho kẽ răng rộng dần ra, thức ăn dễ dắt vào kẽ răng.

Thói quen xỉa răng bằng tăm có thể lấy được thức ăn dư thừa từ trong kẽ răng nhưng có thể ảnh hưởng đến hàm răng và nướu của bạn.

Nếu đặt que tăm dưới kính hiển vi, bạn sẽ thấy nó có vô số sợi xơ. Khi bạn dùng nó để xỉa răng, những xơ này sẽ dắt vào chân răng, có thể làm chân răng bị rách. Vi khuẩn nhân cơ hội đó gây viêm nhiễm, khiến xương quai hàm và chân răng bị tổn thương, các tổ chức chung quanh chân răng co lại, kẽ răng rộng ra

Ngoài ra, lực xỉa răng sẽ khiến cho chân răng dần dần lỏng ra, không những khiến thức ăn dễ dắt vào mà còn dễ gây sâu răng. Việc xỉa răng có hại như vậy nên các nha sĩ vẫn khuyên không nên dùng tăm.

Tác hại khôn lường từ việc thường xuyên xỉa răng

Viêm chân răng, sâu răng, viêm tủy

Đầu tăm thường nhọn, cứng và sắc nên khi xỉa răng, nhất là khi cố lấy bằng được thức ăn giắt sâu phía trong, đầu tăm đã chọc đi chọc lại nơi chân răng, kẽ răng làm cho bạn bị chảy máu. Lúc này, phần da thịt nơi chân răng (nướu, lợi) bị tổn thương. Nếu không khử trùng và vệ sinh răng miệng kịp thời, sẽ dẫn đến tình trạng viêm nướu, viêm lợi, viêm chân răng. Khi nướu và lợi bị viêm, không chỉ làm cho bạn bị đau nhức mà miệng còn bị hôi.

Xỉa răng bằng tăm cũng làm cho kẽ răng ngày càng rộng, trở thành nơi “trú ngụ” của mảng bám thức ăn, là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng, nặng là viêm tủy răng.

Gây tụt lợi, vỡ men, rụng răng sớm

Thường xuyên xỉa răng bằng tăm, sẽ khiến khoảng cách giữa các kẽ răng tăng lên. Vì thế, không chỉ làm mất thẩm mỹ cho hàm răng, mà còn khiến mối liên kết giữa các răng trong hàm lỏng lẻo. Tình trạng tụt lợi, viêm chân răng quanh năm cũng do từ thói quen xỉa răng này làm men răng bị phá hỏng và răng dễ bị rụng sớm.

Gây hại cho lợi và xương

Các thức ăn thừa giắt lại trong kẽ răng tạo thành bựa. Lúc này, vi khuẩn sinh trưởng mạnh trong môi trường miệng kết hợp với các chất khoáng lắng đọng trong nước bọt tạo thành vôi răng (cao răng). Khi bạn dùng tăm loại bỏ những thức ăn còn sót lại, thì những chiếc gai gỗ nhỏ này chọc vào phần lợi mềm sẽ làm rách lợi, gây chảy máu. Vi khuẩn ở trên tăm và trong khoang miệng lợi dụng chỗ bị nhiễm khuẩn thừa cơ đột nhập, gây viêm tấy rất khó chịu. Nếu thường xuyên phải chịu những tổn hại như vậy, lợi và xương chân răng sẽ dần dần nhỏ lại.

Nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm

Các bệnh về răng tưởng chừng đơn giản, nhưng là một trong những tác nhân khiến bạn có nguy cơ phải đối mặt với rất nhiều chứng bệnh về huyết áp, tim mạch cũng như ung thư.

Nên thay thế tăm bằng vật dụng vệ sinh nào?

Nếu thức ăn dắt vào chân răng mà không dùng tăm thì giải quyết bằng cách nào? Súc miệng là phương pháp đơn giản, dễ làm nhất. Chỉ cần bạn ngậm một ngụm nước, dùng hai cơ má súc liên tục, cặn sẽ bong ra

Hoặc chúng ta hoàn toàn có thể dùng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ chúng. Chỉ nha khoa mềm, đủ nhỏ để không gây tổn thương đến lợi và xương răng. Vì sức khỏe răng miệng, hãy bỏ ngay thói quen sử dụng tăm trẻ để xỉa răng bạn nhé.

Tin tức khác

Hỗ trợ trực tuyến
backtop