Không ai muốn mình bị chứng hôi miệng – vừa gây khó chịu cho bản thân, vừa ảnh hưởng đến việc giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, đây lại là một tình trạng rất phổ biến trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin sai lệch về vấn đề này trước khi có cách giải quyết triệt để bạn nhé!
Đúng và không đúng. Khi chúng ta ăn thức ăn làm từ hành tỏi, hậu quả chỉ là tạm thời. Chứng hôi miệng mãn tính có liên quan đến hàm lượng lưu huỳnh cao gây ra bởi vi khuẩn hiếu khí tích tụ dưới lưỡi - tình trạng phổ biến khi vệ sinh răng miệng kém.
Bạn không thể biết rằng mình có bị hôi miệng hay không bằng cách chụp hai tay trước miệng và mũi. Hơi thở hôi bắt nguồn từ sâu bên trong miệng và chỉ toát ra khi bạn nói chuyện. Nếu bạn lo sợ mình bị hôi miệng, hãy hỏi gia đình và người thân để họ kiểm chứng giúp bạn.
Không phải lúc nào cũng vậy. Đôi khi đó là triệu chứng của các vấn đề liên quan đến ruột và dạ dày. Nhưng nghiên cứu cho thấy 85% các vấn đề gây ra chứng hôi miệng bắt nguồn từ sâu bên trong miệng, nơi vi khuẩn sản sinh ra chất sulphur ẩn náu phía dưới bề mặt của lưỡi. Vì thế việc vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ là cần thiết để giữ gìn một hơi thở thơm mát.
Nếu chỉ đánh răng thôi thì không thể diệt được toàn bộ vi khuẩn. Thức ăn mà mắt không nhìn thấy được cũng như vi khuẩn thường ẩn nấu bên dưới một lớp màn nhầy trên lưỡi, vì vậy việc vệ sinh lưỡi là rất cần thiết. Ngoài ra cũng đừng quên dùng chỉ nha khoa cũng như súc miệng sau đó.
Súc miệng một cách vội vàng chỉ che đậy được vấn đề một cách tạm thời. Luôn đánh răng thường xuyên, vệ sinh lưỡi, dùng chỉ nha khoa và súc miệng để điều tiết vi khuẩn trong miệng.
Nếu nghi ngờ mình bị chứng hôi miệng mãn tính bạn nên đến khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó. Tuy nhiên đừng quá lo lắng, chứng hôi miệng dù mãn tính hay tạm thời đều có thể cải thiện dễ dàng nếu bạn chịu khó chăm sóc răng miệng hàng ngày.